Thủ tục Thanh toán trước đòi bồi thường sau

Có rất nhiều khách hàng sử dụng các gói BHSK hay các gói trợ cấp viện phí, bảo hiểm tai nạn. Sau khi khách hàng khám và điều trị, khách hàng sẽ tiến hành làm hồ sơ bồi thường. Dưới đây là Thủ tục Thanh toán trước đòi bồi thường sau.

Thủ tục Thanh toán trước đòi bồi thường sau

Thủ tục Thanh toán trước đòi bồi thường sau

Khi sử dụng dịch vụ ngoài hệ thống bảo lãnh viện phí hay hình thức điều trị không được bảo lãnh (ví dụ điều trị ngoại trú, nha khoa - phụ thuộc vào CTBH) quý khách hàng cần sử dụng hình thức sau:

> Khách hàng lựa chọn cơ sở y tế hợp pháp để khám chữa bệnh

> Thu thập hồ sơ bồi thường đầy đủ

> Thông báo sự kiện bảo hiểm và chuyển hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đến FTCclaims

> Trong vòng 7-10 ngày công ty bảo hiểm sẽ thông báo giải quyết bồi thường.

Lưu ý về thời gian gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm có thể trong vòng từ 60 ngày đến 180 ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện bảo hiểm (tuỳ theo công ty bảo hiểm). Tuy nhiên FTCclaims khuyến cáo khách hàng nên gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm sớm phòng khi cần bổ sung các giấy tờ có thể dễ dàng và thuận tiện hơn

3. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm sức khỏe

>> Hướng dẫn bồi thường trực tuyến trên app FTCTPA

>> Hướng dẫn Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm sức khỏe

Tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm một số các giấy tờ có thể thay đổi, nhưng bạn có thể tham khảo một bộ hồ sơ bồi thường tiêu chuẩn sẽ có những giấy tờ như sau:

1. Đơn yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm
- Tên của Người được bảo hiểm (NĐBH) & Người yêu cầu bồi thường
- Điện thoại liên hệ, email & Thông tin tài khoản

- Chữ ký và họ tên đầy đủ của người yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

- Chữ ký của nhân sự và đóng dấu của công ty (tùy theo từng hợp đồng) 

2. Phiếu khám/ Sổ khám/ Đơn thuốc
- Ghi rõ chẩn đoán, kết luận bệnh của bác sỹ (Đóng dấu của cơ sở y tế)
- Chỉ định và kết quả xét nghiệm, chiếu chụp (nếu có)
- Phiếu khám/phiếu điều trị răng/sổ khám bệnh có chi tiết chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị, phim chụp nếu có (Với điều trị răng)
- Chỉ định của bác sỹ điều trị chăm sóc tại nhà (nếu có)

3. Đơn thuốc ( >> Xem mẫu)
- Tên thuốc, số lượng, liều dùng, ngày kê, chữ ký và họ tên của bác sỹ điều trị (Đóng dấu) (Không sửa & tẩy xóa các nội dung trên đơn thuốc)

- Hoá đơn thuốc trên 200,000 VND phải lấy hoá đơn VAT của nhà thuốc

4. Giấy ra viện (Điều trị nội trú)  ( >> Xem mẫu)

- Ngày nhập viện, xuất viện và ngày cấp;

- Chẩn đoán bệnh;

- Chữ ký của trưởng khoa, lãnh đạo bệnh viện và đóng dấu bệnh viện.

5. Phiếu phẫu thuật (Trong trường hợp phẫu thuật) ( >> Xem mẫu)
- Ghi rõ phương pháp phẫu thuật và điều trị

6. Biên lai/ Hóa đơn hợp lệ ( >> Xem mẫu)
- Hóa đơn tài chính với chi phí khám, điều trị trên 200,000 đồng (Liệt kê nội dung chi phí hoặc Bảng kê chi tiết kèm theo). Tại các Bệnh viên công sẽ là Biên lai thu tiền phí, lệ phí (>> xem mẫu), tại các bệnh viện tư nhân là hóa đơn VAT (>> xem mẫu)
- Hóa đơn bán lẻ có dấu cơ sở y tế/Nhà thuốc cho chi phí dưới 200,000 đồng (có nội dung chi phí)
- Hóa đơn/Biên lai cần ghi rõ tên Người được bảo hiểm chính là tên bệnh nhân (không cần Mã số thuế)

7. Bản sao có công chứng Giấy tờ tùy thân của Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng (tùy theo quy định của công ty bảo hiểm)